Sê nô là gì? Cần Lưu Ý Gì Khi Đưa Sê nô Vào Công Tác Chống Thấm?
Sê nô là gì? Đối với những ai đang làm trong công tác xây dựng thì chắc chắn đây là tên gọi rất quen thuộc. Tuy nhiên, bạn không làm trong công tác này, vậy làm sao để hiểu được ý nghĩa của sê nô? Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ tên gọi sê nô, công dụng và cách sử dụng của chúng nhé!
Mục lục
Sê nô là gì?
_ Sê nô trong xây dựng chính là máng chứa nước mưa của mái nhà. Tại các vùng nông thôn người dân rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm này với mục đích hứng nước mưa. Giúp phục vụ sinh hoạt sử dụng nước hàng ngày. Mặc dù ngày nay, tại vùng nông thôn đã được cung cấp hệ thống nước sạch. Tuy nhiên, người dân vẫn thích sử dụng nước mưa hơn, do đó nhu cầu lắp đặt hệ thống sê nô cũng phổ biến.
_ Tuy nhiên, hiện nay tại các khu khô thị người dân cũng rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm này. Bởi vì, vừa có nước để sử dụng còn giúp ngăn chặn nước thấm lên tường. Đưa sê nô vào sử dụng còn là biện pháp giúp chống thấm hiệu quả được rất nhiều người ưa chuộng.
Cấu Tạo Của Sê nô
_ Thành phần chủ yếu cấu tạo nên sê nô là: Ống nhựa, tôn hoặc kẽm. Ngoài ra, người ta còn sử dụng bê tông cốt thép để sản xuất sê nô. Vì như vậy sẽ đem lại độ bền cao hơn, tránh tình trạng bị hất tung khi mưa giông.
_ Thông thường sê nỗ sẽ được thiết kế theo hình dáng chữ U, có độ dốc xê dịch từ 0.1 – 0.2% và bố trí nghiêng về phía lỗ thoát nước giúp nước mưa theo đó mà chảy xuống dưới.
_ Hệ thống mái nhà có diện tích như thế nào thì diện tích của sê nô cũng được điều chỉnh sao cho cân đối và phù hợp. Hệ thống thoát nước này có thể được bố trí, lắp đặt bên trong hoặc bên ngoài.
_ Tổ chức của sê nô bao gồm: Thiết bị chắn rác, phễu đỡ chắn rác, hộp hứng nước, vành đai giữ hộp, vành đai giữ ống thu và đường ống nước tràn.
Sê nô Có Những Ưu Điểm Vượt Trội Gì?
_ Tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà: Đối với việc thiết kế sao cho sê nô được ẩn máng. Thì khi nhìn từ bên ngoài vào sẽ không thể thấy được rằng nhà bạn có sử dụng máng hứng nước mưa. Nhờ đó mà giúp cho công trình đạt thẩm mỹ hơn, tinh tế hơn. Mà không bị ảnh hưởng bởi những đường ống nhựa thô kệch và vướng víu nữa.
_ Có độ bền cao, ít hỏng hóc: Do sê nô được cấu tạo bởi bê tông cốt thép nên cực kỳ chắc chắn. Hạn chế tối đa sự cố gây hỏng hóc, không bị ảnh hưởng từ thời tiết và ngoại cảnh.
_ Hiệu quả cao: Đưa sê nô vào sử dụng giúp cho việc hứng nước mưa được dễ dàng. Hứng được nhiều nước hơn, đặc biệt không bị tràn ra ngoài.
Quá Trình Sử Dụng Sê nô Để Chống Thấm Chúng Ta Cần Lưu Ý:
_ Nên pha trộn Sikaproof Membrane + Nước phải đạt đúng tỷ lệ 20-50%
_ Sử dụng hỗn hợp này để quét lên sê nô hay mái nhà để làm lớp chống thấm.
_ Nên quét tối đa 2-3 lớp, thực hiện từng lớp 1. Khi lớp này khô thì mới quét lớp khác để hỗ trợ công tác chống thấm đạt hiệu quả cao nhất.
_ Đợi hong khô trong vòng 3 tiếng rồi mới thực hiện quét đủ các lớp sau.
_ Tiếp tục thực hiện bằng cách quét thêm 1 lớp Sika Latex trộn với vữa hồ lên trên lớp màng Sikaproof.
_ Để duy trì được tuổi thọ của sản phẩm. Đòi hỏi người thi công phải phun thêm lớp hóa chất giúp bảo dưỡng Antisol E hay Antisol S. Sau khi đã thi công trát vữa xong.