Sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
Mục lục
- 1 Để việc sửa nhà diễn ra dễ dàng mà không hao tốn quá nhiều tiền của, thời gian và công sức. Chúng ta cần nắm vững những trình tự kiến thức sau:
- 2 Chúc các bạn thành công!
Để việc sửa nhà diễn ra dễ dàng mà không hao tốn quá nhiều tiền của, thời gian và công sức. Chúng ta cần nắm vững những trình tự kiến thức sau:
-
Xác định rõ mục đích thời gian sử dụng
Biết rõ mục đích sau khi sửa nhà, cải tạo của chúng ta là gì? Vì mục đích khác nhau cách sửa nhà khác nhau
- Với mục đích cho thuê thì nên ưu tiên sửa những thứ cần thiết ở mức tối thiểu
- Sửa nhà, cải tạo nhà để mục đích cho thuê dạng căn hộ. Cần lưu ý sửa nhà, cải tạo nhà đồng bộ với chất liệu tốt, bền để sử dụng lâu dài.
Thời gian sử dụng công trình cũng là một yếu tố đáng cân nhắc. Nếu không dùng lâu dài nên đầu tư thiết kế – kinh phí vừa phải tránh lãng phí.
-
Dự trù ngân sách sửa chữa
Việc dự trù kinh phí sửa chữa nhà sẽ giúp quý khách chi tiêu hợp lý hơn. Tránh được tình trạng chi tiêu quá tay:
- Bạn cần có một bản kế hoạch chi tiết về các khoản cần chi tiêu. Không bỏ sót bất cứ một chi tiết, vật dụng nào nhỏ nhất mà bạn sẽ phải chi tiền
- dự trù thêm một số chi phí có thể phát sinh trong quá trình sửa chữa.
- Tránh trường hợp vừa làm vừa tính. Điều này sẽ gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền bạc.
-
Cần có thiết kế hợp lý
Khi tiến hành sửa nhà phải có bản thiết kế rõ ràng. Nắm rõ phong cách thiết kế tổng thể của ngôi nhà và các chi tiết sửa chữa cần bám theo.
- Tiến hành sửa nhà, cần gỡ bỏ bớt các đồ đạc trong nhà.
- Chỉ để lại nguyên bộ khung nhà, điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên trạng của căn nhà.
- Đưa ra được những ý tưởng thiết kế phù hợp với tình hình thực tế.
- Không làm mất đi tính thống nhất và tính thẩm mỹ vốn có.
-
Xin phép sửa chữa cải tạo, nâng tầng:
Việc xin giấy phép sửa chữa là hết sức cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có khi thi công.
Những hạng mục sửa chữa lớn
Nâng thêm tầng, nối thêm sàn, thay mái… Những hạng mục sửa chữa này có thể ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Việc xin phép sửa chữa ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu dầm, cột cũ và phương án gia cố móng.
Gia chủ cần giao bản vẽ thiết kế nhà, kết cấu điện nước và giấy phép xây dựng cho bên công ty sửa chữa trước khi tiến hành thi công.
Những hạng mục sửa chữa nhỏ
Các hạng mục sửa chữa nhỏ như nâng nền, thay mái, xây thêm vách, táng trí nội thất, ốp gạch… Thì chỉ cần xin phép sửa chữa ở UBND phường.
Những hạng mục sửa chữa siêu nhỏ
Hạng mục sửa chữa siêu nhỏ như thay thiết bị vệ sinh, chống thấm, sơn nhà… Không thay đổi kết cấu, kiến trúc mặt ngoài công trình thì không cần phải xin phép.
-
Chọn nhà thầu sửa chữa chuyên nghiệp
Việc sửa chữa nhà phức tạp và đòi hỏi những kĩ thuật cao để khắc phục sự cố. Bạn nên chọn những nhà thầu uy tín và giàu kinh nghiệm để trao gửi niềm tin:
Để tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Tránh được những sai sót trong quá trình thi công.
Tư vấn thêm cho gia chủ về việc lựa chọn, mua sắm vật liệu xây dựng giá cả phải chăng và chất lượng.
-
Đảm bảo vệ sinh, an toàn, đúng tiến độ
Đảm bảo trong quá trình thi công sửa chữa không gây nguy hại gì cho những người xung quanh. Trang bị bộ dụng cụ cứu thương hoặc các hộp thuốc cũng là cách để đối phó khi có bất trắc xảy ra, dù là nhỏ nhất.
Việc đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công cũng phải lưu ý:
- sử dụng bạt che chắn cẩn thận trong ngoài
- Các đồ vật, vật dụng khi tiến hành sửa chữa cần được bảo vệ cẩn thận
Ngoài ra, hãy chắc chắn là kiến trúc sư, thợ sửa mà bạn thuê thực sự là người có kinh nghiệm trong nghề. Trong trường hợp tự mình sửa chữa thì hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi tiến hành.
Chúc các bạn thành công!